Tác hại của bệnh trĩ khi mang thai và sau sinh
Bệnh trĩ với phụ nữ mang thai và sau sinh thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Vậy, bị trĩ khi mang thai và sau sinh có hại gì không? Dưới đây là những giải đáp của các chuyên gia.
Vì sao bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh
Theo các chuyên gia, khi mang thai nồng độ hormone progesterone tăng cao, thể tích máu lớn hơn khiến các thành mạch dễ bị sưng giãn. Bên cạnh đó, việc thai nhi phát triển, đè lên vùng bụng khiến các mạch máu, tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu bị chèn ép cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị trĩ. Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều, rối loạn tiêu hóa khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Sau khi sinh, việc tử cung mở rộng ra dễ tạo ra áp lực cho vùng chậu gây hiện tượng tụ máu, sưng phù ở tĩnh mạch trong hậu môn. Ngoài ra, nếu chị em sinh mổ, việc rạch tầng sinh môn sẽ làm tổn thương các mạch máu ở hậu môn, khiến chúng bị sưng phù, hình thành các búi trĩ. Chế độ ăn uống không hợp lý sau sinh, ít di chuyển cũng là yếu tố khiến phụ nữ sau sinh dễ bị trĩ hơn bình thường.
Bị trĩ khi mang thai và sau sinh có hại gì cho chị em phụ nữ?
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ khi mang thai và sau sinh đều gây ra những nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, điều trị kịp thời.
Bị trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ thường gặp khi thai phụ mang thai 3 tháng cuối. Khi mắc trĩ, thai phụ luôn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát hoặc chảy máu khi đi đại tiện. Ngoài ra, trong quá trình sinh thường, việc rặn mạnh, dùng lực tác động lên tử cung khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Đặc biệt, nếu mang thai lần sau, nhiều khả năng thai phụ sẽ bị trĩ lại với mức độ nặng hơn.
Nhìn chung, bị trĩ khi mang thai không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng nếu không điều trị sớm sẽ khiến bệnh nặng hơn, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ.
Một số biến chứng có thể xảy ra với thai phụ khi bị trĩ
Thiếu máu trầm trọng, cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu.
Rối loạn chức năng đại tiện.
Nghẹt búi trĩ, gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác kèm theo như: nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn, hoại tử hậu môn...
Bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Bị trĩ sau sinh có hại gì cho sức khỏe? Theo các chuyên gia, sau khi sinh, nếu bị trĩ hoặc bị trĩ từ thời kỳ mang thai nhưng không điều trị có thể gây ra nhiều tác hại lớn tới cả tâm lý và sức khỏe của chị em. Cụ thể:
Gây thiếu máu trầm trọng: Khi sinh con, chị em đã bị mất đi một lượng máu lớn. Việc mắc bệnh trĩ sau sinh lại tiếp tục khiến cơ thể mất máu mỗi khi đi đại tiện. Tình trạng chảy máu
kéo dài sẽ khiến chị em bị thiếu máu trầm trọng, gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
Nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm: Các búi trĩ liên tục tiết ra các dịch nhầy. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bệnh dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm hậu môn.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Mặc dù ít khi xảy ra nhưng bị trĩ sau sinh có thể gây viêm nhiễm sang âm đạo. Với phụ nữ sau sinh, bộ phận sinh dục đang bị tổn thương, chưa phục hồi hoàn toàn nên rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa, đe dọa khả năng sinh sản của nữ giới.
Ung thư trực tràng: Bệnh trĩ kéo dài có thể gây viêm nhiễm hậu môn. Đây là điều kiện để các tế bào ung thư phát triển gây ung thư trực tràng. Điều này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của phụ nữ.
Trầm cảm sau sinh: Việc mắc bệnh trĩ sau sinh khiến chị em luôn trong trạng thái lo lắng, bất ổn về sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, những bất tiện trong sinh hoạt, chăm sóc em bé dễ khiến chị em bị trầm cảm sau sinh. Đây là một mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bị trĩ khi mang thai và sau sinh điều trị như thế nào?
Nhiều chị em cho rằng nếu bị trĩ trong thời kỳ mang thai thì không nên điều trị bệnh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Các chuyên gia nhận định, đây là một suy nghĩ
hoàn toàn sai lầm. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh trĩ ở bà bầu
Thông thường, nếu bị trĩ khi mang thai, chị em sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc dưới dạng thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn. Với trường hợp bệnh nặng, cần phải thực hiện các can thiệp ngoại khoa thì phải chờ đến khi sinh xong. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm đau rát hậu môn, hỗ trợ co búi trĩ và giúp nhuận tràng. Chị em hoàn toàn yên tâm vì các loại thuốc được sử dụng sẽ phải đảm bảo không gây ra bất kỳ các ảnh hưởng gì cho thai nhi. Bên cạnh việc tích cực điều trị bằng thuốc, chị em cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn về cách vệ sinh vùng kín, chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh không phát triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị bệnh trĩ sau sinh
Sau khi sinh, nếu bệnh trĩ của chị em ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn. Theo đó, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm co mạch, tăng tính bền của thành mạch, chống viêm, giảm đau, làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón. Loại thuốc được sử dụng sẽ được cân nhắc kỹ để đảm bảo phù hợp với cơ thể sau sinh và an toàn với phụ nữ đang cho con bú.
Ở những trường hợp nặng, bị trĩ từ thời kỳ mang thai, sau khi sinh búi trĩ sưng quá to, gây nhiều đau đớn cho người bệnh thì cần có sự can thiệp ngoại khoa. Thông thường, sau ít 6 tuần kể từ khi sinh con, các bác có thể tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt trĩ khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thăm khám, các đánh giá lâm sàng và yêu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Phẫu thuật cắt trĩ Longo là phương pháp cắt trĩ hiệu quả và an toàn được nhiều chị em phụ nữ sau sinh lựa chọn hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là ít gây đau đớn, tính thẩm mỹ cao, thời gian thực hiện ngắn, tỷ lệ tái phát thấp, bệnh nhân có thể xuất viện sau khi mổ 1 ngày.
Địa chỉ khám chữa trĩ tốt tại Hà Nội
Một số phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai và sau sinh
Áp dụng cho phụ nữ mang thai
Điều trị trĩ bằng rau diếp cá:
Rau diếp cá là loại cây có vị chua, tính hơi lạnh. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, rau diếp cá còn là bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Hoạt chất Quercetin, Isoquercetin có trong rau diếp cá được chứng minh là có tác dụng làm tăng sức bền mao mạch, tĩnh mạch, hạn chế táo bón…
Bệnh nhân có thể ăn sống rau diếp cá hoặc giã nhỏ chúng và đắp vào hậu môn khoảng 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau rát, hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả.
Chữa bệnh trĩ đơn giản với hoa hè
Theo Đông y, hoa hòe có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết. Trong y học hiện đại, hoa hòe chứa một lượng lớn chất rutin, vitamin P có tác dụng làm tăng sức chịu đựng của mao mạch, tĩnh mạch vùng hậu môn, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Bị trĩ khi mang thai, chị em có thể đun sôi 10g hoa hòe và 20g hoa mướp trong khoảng 20 phút và dùng hằng ngày thay cho nước nước trà. Sau khoảng 2 tuần các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Áp dụng cho phụ nữ sau sinh
Lá thiên lý điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả
Bên cạnh công dụng lợi gan, thanh nhiệt, giải độc, trong lá thiên lý còn chứa một chất gọi là alcaloid có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, phục hồi da, giảm sưng viêm búi trĩ. Chị em có thể xay lá thiên lý uống mỗi ngày hoặc đun sôi lá với gừng và xông hơi 1 – 2 lần một ngày. Kiên trì thực hiện sau 10 ngày, bệnh trĩ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Lá bỏng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh
Không chỉ có công dụng trị bỏng như tên gọi của nó, lá bỏng còn là bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả cho phụ nữ sau sinh. Cách đơn giản là chị em có thể ăn sống 7 – 9 lá bỏng mỗi ngày, nếu khó ăn có thể xay lá bỏng để uống hoặc đắp vào vùng tổn thương ở hậu môn.
Lưu ý: Các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, chị em cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương án điều trị triệt để.
Những lưu ý khi bị khi trĩ mang thai và sau sinh
Để giảm nhanh những cơn đau do trĩ, nhanh chóng chữa trị bệnh trĩ dứt điểm, chị em bị trĩ khi mang thai và sau sinh nên lưu ý các vấn đề sau đây:
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đúng cách
Các búi trĩ liên tục tiết dịch khiến chị em luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, để hạn chế gây kích ứng da, các bệnh viêm nhiễm, chị em nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách. Tốt, nên lau nhẹ nhàng hậu môn bằng khăn ẩm thay vì dùng giấy vệ sinh để tránh gây ra các trầy xước, nhiễm trùng hậu môn.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Bị trĩ khi mang thai và sau sinh có hại gì? Chị em nên lưu ý đến chế độ ăn uống để tránh các biến chứng của bệnh trở nên nặng hơn. Theo đó, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin giúp nhuận tràng có trong rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để hạn chế tình trạng táo bón. Tuyệt đối không ăn các đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu, bia… gây đau rát hậu môn.
Vận động nhẹ nhàng
Bị trĩ khi mang thai và sau sinh chị em nên hạn chế vận động mạnh hoặc đứng, ngồi quá lâu. Tốt, nên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, đi bộ…để bản thân được thư giãn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc bị trĩ khi mang thai và sau sinh có hại gì không, cách điều trị trĩ khi mang thai và sau sinh. Nếu có những thắc mắc liên quan về bệnh trĩ như: phương pháp điều trị, chi phí và cơ sở y tế thực hiện, chị em có thể gọi điện trực tiếp qua hotline…để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.
Bạn cần tư vấn về tình trạng bệnh của mình, hãy để lại tin nhắn. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
-
Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ tốt tại Hà Nội
Tham vấn:  BS. Bác sĩ đa khoa
-
Cách chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu
Tham vấn:  BS. Bác Sĩ Chuyên Khoa