Phụ nữ có thai hay bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Ngày đăng:  07/11/2019 Lượt xem: 3634 Tham vấn: BS. Bác sĩ đa khoa

Phụ nữ có thai hay bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ? Bà bầu bị bệnh trĩ có sao không? Nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ khi mang thai được chị em chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Thực tế, có nhiều ý kiến sai lầm về bệnh trĩ khi mang thai được chia sẻ rộng rãi khiến sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi vừa phát hiện mình mang thai. Nghe nhiều người nói khi mang thai rất dễ bị trĩ, đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Điều này có đúng không vậy? Nếu đúng thì bác sĩ cho tôi biết phụ nữ có thai bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ? Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? Tôi khá lo lắng vì vấn đề này nên mong bác sĩ trả lời sớm giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ!” (Thùy Dương – 30 tuổi, Hà Nội).

Trả lời: Chị Thùy Dương thân mến! Đúng là khi mang thai, bà bầu rất dễ mắc bệnh trĩ. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhận biết về bệnh để chủ động phòng tránh là cách hạn chế thấp khả năng mắc bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai. Với câu hỏi phụ nữ có thai bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ? Bị trĩ có sinh thường được không? Mời chị và bạn đọc theo dõi nội dung thông tin bài viết dưới đây.

Vì sao phụ nữ khi mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn? 

Bị trĩ khi mang thai

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến chị em phụ nữ khi mang thai rất dễ mắc bệnh trĩ xuất phát từ nhiều yếu tố cộng hưởng như:

Tử cung giãn ra: Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ giãn nở ra một khoảng định để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Điều này sẽ gây nên những áp lực cho tĩnh mạch và vùng châu. Trong đó, các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn thường chịu áp lực lớn, lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành các búi trĩ.

Táo bón: Thai nhi phát triển đè nén nhiều cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa khiến chị em thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Việc ngồi lâu, rặn mạnh khi đi vệ sinh này cũng chính là "thủ phạm" khiến bệnh trĩ hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, việc gia tăng đột biến lượng hormone progesterone khi mang thai sẽ làm chậm nhu động ruột, dễ gây táo bón hoặc khiến tĩnh mạch bị sưng, gây ra trĩ.

Thể tích máu tăng: Khi mang thai, thể tích máu trong cơ thể sẽ tăng cao để nuôi thai nhi. Do đó gia tăng áp lực cho tĩnh mạch, gây giãn tĩnh mạch và dẫn đến trĩ.

Phụ nữ có thai bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Phụ nữ có thai bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ? Theo các chuyên gia, 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm chị em rất dễ bị trĩ. Nguyên nhân là bởi lúc này, thai nhi đã phát triển với kích thước lớn, tử cung giãn nở mạnh hơn nên áp lực lên tĩnh mạch hậu môn sẽ càng lớn hơn.

Ngoài ra, ở những tháng cuối sinh, cơ thể chị em trở nên nặng nề hơn do tăng cân nhiều, bụng cũng to "vượt mặt" nên khó khăn trong việc đi lại. Chính việc ngại vận động, ngồi đứng quá lâu trong thời gian này là nguyên nhân dẫn đến đến bệnh trĩ.

Như vậy, với thắc mắc phụ nữ có thai mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ, theo các chuyên gia là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Trong khoảng thời gian này chị em cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế thấp nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh.

Bà bầu bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không?

Theo các chuyên gia, bà bầu bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe thai phụ. Theo đó, nếu thai phụ mắc bệnh trĩ mức độ nhẹ, bà bầu hoàn toàn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, nếu trĩ đã ở mức độ nặng, xuất hiện các búi trĩ bên ngoài thì việc sinh thường là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ. Do đó, nếu mắc trĩ cấp độ 3, cấp độ 4 thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt cho sức khỏe thai phụ, bác sĩ luôn khuyến khích việc sinh mổ ngay cả khi bệnh ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân là bởi khi sinh thường, việc rặn mạnh sẽ khiến các búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn, hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết…ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Thông thường, nếu phụ nữ bị trĩ khi mang thai, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc. Sau khi sinh ít 6 tuần, nếu bệnh trở nên nặng hơn thì sẽ thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ búi trĩ. Rất ít trường hợp chị em phải cắt trĩ trong thời kỳ mang thai.

Phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai như thế nào?

Bên cạnh những thay đổi về mặt sinh học khi mang thai khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ, chị em cũng có thể hạn chế thấp nguy cơ mắc bệnh từ sự thay đổi trong thói quen ăn uống và sinh hoạt. Theo đó, các chuyên gia khuyên chị em nên lưu ý đến những vấn đề sau đây:

Khám sức khỏe thường xuyên

Trong thời kỳ mang thai, chị em cần thường xuyên đi khám sức khỏe để kiểm tra sự phát triển của thai nhi, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, bác sĩ sẽ tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và có thể kê một số đơn thuốc có tác dụng làm mềm phân cho thai phụ. Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo không gây ra các ảnh hưởng tới thai nhi.

Nếu bác sĩ phát hiện thai phụ có dấu hiệu của bệnh trĩ thì sẽ nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị bệnh, hạn chế thấp các biến chứng có thể xảy ra. Do đó, thường xuyên đi khám sức khỏe trong thời gian mang thai sẽ giúp chị em chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh được hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, uống ít nữa là một trong những nguyên nhân khiến chị em dễ bị táo bón và lâu ngày gây ra trĩ. Do đó, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là cách giúp chị em có được hệ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa nhiều bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm:

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: rau, củ, quả vào trong các bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt chuối, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rong biển là những thực phẩm giúp nhuận tràng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.

Hạn chế sử dụng các chất kích thích, các đồ ăn cay nóng, đồ mặn dễ gây ngứa, đau rát hậu môn.

Uống ít 2 lít nước mỗi ngày nhằm tăng cường hoạt động trao đổi chất, làm mềm phân và hạn chế hiệu quả tình trạng táo bón.

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt không hợp lý, ngại vận động cũng là nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh trĩ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Theo các chuyên gia, bệnh trĩ sẽ được phòng tránh hiệu quả nếu chị em tuân thủ một số quy tắc sau:

Không ngồi quá nhiều hoặc quá lâu gây ra áp lực lớn cho tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng.

Nằm nghiêng khi ngủ để máu lưu thông ở hậu môn được tốt hơn, giảm áp lực cho tĩnh mạch.

Tập các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, hoặc bài tập kegel để tăng cường sức bền cho cơ sàn chậu, hỗ trợ và cải thiện lượng máu lưu thông qua trực tràng.

Không rặn mạnh khi đi vệ sinh, không ngồi bồn cầu quá lâu.

Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định, tốt là vào 7 giờ sáng.

Thông thường, bị trĩ khi mang thai sẽ không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sức khỏe của thai phụ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Do đó, việc nhận biết phụ nữ có thai bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ? Cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai ra sao là cách giúp thai phụ chủ động bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân. Nếu có thắc mắc cần được các chuyên gia tư vấn thêm, chị em có thể liên hệ qua hotline hoặc click vào khung chat phía dưới để nhanh chóng nhận được câu trả lời. Chúc bạn sức khỏe!

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Phụ nữ có thai hay bị bệnh trĩ ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )