Những điều bạn nên biết về đại tiện ra máu

Ngày đăng:  09/08/2019 Lượt xem: 2899 Tham vấn: BS. Bác sĩ đa khoa

Đại tiện ra máu là bệnh gì? Đại tiện ra máu tươi có phải là bệnh không? Đại tiện ra máu tươi có ảnh hưởng gì không? là điều mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ dưới đây nhằm trả lời những thắc mắc mà người bệnh gửi về cho chúng tôi trong thời gian qua.

Hỏi: “Chào bác sĩ, thời gian gần đây tôi thường xuyên đại tiện ra máu đỏ và thấy khá đau rát mỗi khi đại tiện xong. Tôi cũng khá lo lắng nhưng ngại không muốn đến bệnh viện vì nó xảy ra ở vùng khá nhạy cảm. Không biết tôi có đang mắc phải bệnh nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, cảm ơn bác sĩ!” (Chị Linh, 40 tuổi, Nam Định).

Trả lời: Chào bạn, đại tiện ra máu không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Tình trạng này là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau, để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo qua một số thông tin dưới đây:

Đại tiện ra máu là gì?

Đại tiện ra máu là gì?

Đại tiện ra máu (đi ngoài ra máu) là hiện tượng đi đại tiện có kèm theo máu. Lượng máu ở mỗi người có thể khác nhau, có thể nhỏ từng giọt hay chảy thành tia. Máu khi đi đại tiện có thể là máu màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen tùy theo bộ phận mắc bệnh. Người đại tiện ra máu có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, đau vùng hậu môn. Hiện tượng này khiến nhiều người nhầm lẫn nghĩ đó là tình trạng nhiệt do nóng trong người. Tuy nhiên, không thể coi thường hiện tượng này vì có thể đó là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, ung thư đại tràng…

Những điều bạn nên biết về đại tiện ra máu.    

Nếu gặp phải hiện tượng đại tiện ra máu, có thể bạn đang mắc phải các căn bệnh nguy hiểm sau đây:

1. Đại tiện ra máu – Dấu hiệu bệnh trĩ

Đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch xung quanh ở hậu môn phì đại quá mức gây viêm, sưng và xuất huyết hậu môn. Bệnh trĩ thường gặp ở những người thường xuyên phải làm việc ngồi hoặc đứng quá lâu, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc mắc chứng táo bón kéo dài. Với những người mắc bệnh trĩ khi đi đại tiện thường thấy máu đỏ ở trong bồn cầu, trong giấy vệ sinh và cả trong phân. 
Ngoài việc xuất hiện máu khi đi đại tiện, người bệnh còn cảm thấy đau rát, ngứa vùng hậu môn. Thông thường, ở giai đoạn đầu hậu môn của người bệnh sẽ xuất hiện một khối thịt lồi rất nhỏ có tên gọi là búi trĩ, có khả năng chui lại vào trong hậu môn. Tuy nhiên, khi búi phát triển với kích thước lớn thì không có khả năng chui lại vào trong hậu môn mà sa ra bên ngoài gây ra những bất tiện định.

2. Đại tiện ra máu có thể do kẽ hậu môn bị nứt

Nứt kẻ hậu môn cũng là nguyên do khiến nhiều người đại tiện ra máu. Khi người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, khiến việc đại tiện gặp nhiều khó khăn, người bệnh thường cố hết sức để đẩy phân ra ngoài vô tình làm cho ống hậu môn bị tổn thương, phù nề hoặc nứt kẻ dẫn đến việc chảy máu khi đi vệ sinh. Đây cũng là điều kiện để bệnh trĩ hình thành.
Người bệnh bị nứt kẻ hậu môn sẽ luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Khi kẻ hậu môn bị nứt sẽ tiết ra máu và dịch nhầy khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân dễ bị suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày.

3. Polip trực tràng và đại tràng

Polip trực tràng và đại tràng là một căn bệnh phổ biến nhưng lại không có dấu hiệu rõ ràng. Triệu chứng dễ thấy của bệnh là táo bón, đau bụng âm ỉ, đại tiện ra máu tươi với lượng máu lớn. Nếu để tình trạng này kéo dài rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu, làm hoa mắt, chóng mặt cho người bệnh. 
Người mắc bệnh polip đại trực tràng thường là những người có chế độ sinh hoạt không khoa học, mắc bệnh béo phì, thừa cân hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra thiếu máu trầm trọng, suy nhược cơ thể, đặc biệt khi khối u phát triển với kích thước khoảng 5mm trong lòng trực tràng có thể gây ung thư đại tràng. Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu bạn không được chủ quan, hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh kịp thời. 

4. Viêm loét đại trực tràng 

Nếu bạn đại tiện ra máu với số lượng nhiều kèm theo dịch nhầy và đau bụng quằn quại thì có thể bạn đang mắc bệnh viêm loét đại trực tràng. Bệnh có thể khiến người gặp đi đại tiện hơn 6 lần/ngày đặc biệt là vào ban đêm. Khi mắc phải bệnh, cơ thể thường có cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như ung thư, phình giãn đại tràng...vô cùng nguy hiểm. 

5. Đại tiện ra máu có thể do bạn đang bị ung thư đại trực tràng 

Khoảng 60% những người mắc ung thư đại trực tràng đều gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Đây là căn bệnh ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta. Ngoài việc xuất huyết khi đại tiên, người bệnh còn có kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn, táo bón, chướng bụng… Về lâu dài có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị. Do đó tuyệt đối không được coi thường hiện tượng đại tiện ra máu.

Làm gì khi đại tiên ra máu?     

Tiến hành điều trị đại tiện ra máu

Khi đại tiện ra máu, để biết rõ vấn đề sức khỏe bạn gặp phải, tốt nên tới các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh kịp thời. Tuyệt đối, không được tiến hành các biện pháp điều trị tại nhà nếu chưa xác định rõ bệnh và chưa được sự cho phép của bác sĩ. 

Tùy vào việc bạn đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh nào thì mới tiến hành các biện pháp điều trị bệnh thích hợp. Tuy nhiên, nhìn chung khi chữa trị các bệnh có triệu chứng đại tiện ra máu, sẽ có 3 phương pháp điều trị chính sau đây:

Chữa đại tiện ra máu bằng thuốc 

Phương pháp điều trị bằng thuốc này chỉ áp dụng cho bệnh nhân mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu đại tiện ra máu với số lượng máu ít. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt… tùy tình trạng của bệnh nhân. Các loại thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm đau và nhuận tràng. 

Lưu ý: Khi được chỉ định phương pháp này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ:

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc bên ngoài. 

Dùng thuốc đúng liều lượng, giờ giấc quy định của bác sĩ. 

Không được tự ý dừng thuốc khi chưa có sự cho phép. 

Chế độ ăn uống, vận động phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. 

Điều trị đại tiện ra máu bằng phương pháp dân gian

Khi đã khám bệnh tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể chia sẻ cho bạn các bài thuốc điều bệnh bằng phương pháp dân gian để nâng cao hiệu quả điều trị. Một số loại cây thuốc quý dễ tìm như: rau diếp cá, cây lá bỏng, cây cỏ mực… có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu, giải độc và thanh nhiệt cơ thể.

Lưu ý: Các loại cây thuốc này không dùng cho người có thể chất hàn lạnh vì dễ khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp, gây lạnh chân tay và các vấn đề khác cho tim mạch. 

Điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT

Kĩ thuật HCPT

Đây là phương pháp chữa trị hiện tượng đại tiện ra máu chính xác và hiệu quả. Kỹ thuật này sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại vào chẩn đoán và điều trị lâm sàng. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng sóng cao tần để làm đông và thắt các mach máu, sau đó dùng dao điện cắt bỏ phần gây bệnh. Với kỹ thuật này bệnh sẽ hoàn toàn được chữa trị nhanh chóng, triệt để và không tái phát trở lại. 

Thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt    

Để hạn chế tình trạng đại tiện ra máu, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống, thực hiện một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Chế độ ăn uống

Ăn nhiều rau xanh và chất xơ để dễ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón. Các loại thực phẩm rất tốt để cải thiện chứng táo bón phải kể đến rau diếp cá, rau mồng tơi, rau khoai lang, rau cần…

Uống nhiều nước: Khi cơ thể không được cung cấp nước đầy đủ, ruột già sẽ lấy nước từ phân vào máu, khiến cho phân khô cứng và gây ra chứng táo bón. Phân cứng cọ xát vào niêm mạc khiến tình trạng chảy máu ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nên uống ít 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ lượng nước cần thiết để thực hiện các chức năng bài tiết được tốt.

Ăn nhiều thực phẩm giàu magie: Khoáng đa lượng magie là một chất cần thiết cho cơ thể, tham gia nhiều chuyển hóa quan trọng. Magie giúp làm tăng nhu động ruột, nhuận tràng, khiến việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Magie có nhiều trong các loại thực phẩm như súp lơ, rau dền, bí đỏ, hạnh nhân...

Các loại rau củ nhiều vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và rất tốt cho những người bệnh bị rách niêm mạc, chảy máu hậu môn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như bưởi, cam, chanh...

Chế độ sinh hoạt:

Tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp.

Không ngồi hoặc đứng quá lâu, không nên bê vật nặng sẽ đè nén các cơ quan bài tiết xuống hậu môn.

Không nhịn đi đại tiện, vì sẽ làm phân khô cứng gây ra chứng táo bón, không rặn mạnh khi đi vệ sinh.

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn khi đi vệ sinh, không rửa mạnh vào vùng hậu môn vì có thể gây tổn thương hậu môn.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của bác sĩ về chứng đại tiện rau máu là gì và những điều bạn nên biết về đại tiện ra máu. Hy vọng qua bài viết, sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc trong phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến hiện tượng đại tiện ra máu được hiệu quả.

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Những điều bạn nên biết về đại tiện ra máu
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )