Đi ỉa ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lí nguy hiểm

Ngày đăng:  26/08/2019 Lượt xem: 3043 Tham vấn: BS. Bác sĩ đa khoa

Đi ỉa ra máu không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Trong nhiều trường hợp, đó là biểu hiện thông thường của chứng táo bón do chế độ ăn uống không lành mạnh. Tuy nhiên, rất có thể tình trạng đi ỉa ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lí nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan nếu thấy xuất hiện tình trạng này.

Hiện tượng đi ỉa ra máu

Đi ỉa ra máu là hiện tượng đi đại tiện có máu lẫn trong phân hoặc sau ra sau phân. Màu máu có thể là đỏ thẫm, đỏ tươi, thâm đen…tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Đi ngoài ra máu không phải là bệnh nhưng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần phải lưu ý, quan sát các triệu chứng kèm theo để có thể bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân.

Đi ỉa ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lí nguy hiểm

Khi bạn có dấu hiệu đi ỉa ra máu, chứng tỏ bạn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, trực tràng. Loại bỏ chứng táo bón, đi ỉa ra máu có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

1. Đi ỉa ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ

Đi ỉa ra máu là biểu hiện của bệnh trĩ

Theo các chuyên gia, có tới 70% người bệnh mắc chứng đi ỉa ra máu là do bệnh trĩ. Đây là căn bệnh phổ biến ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bệnh nhân ngồi đại tiện quá lâu, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính, béo phì, thiếu chất xơ…gây căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch, làm áp lực cho hậu môn và hình thành các búi trĩ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau đớn, bất tiện cho bệnh nhân mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trong như hoại tử búi trĩ, ung thư trực tràng đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng cách uống thuốc hoặc phẫu thuật kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. 

2. Rò ống tiêu hóa có thể làm bệnh nhân đi ỉa ra máu

Rò ống tiêu hóa là tình trạng hình thành các lỗ rò giữa hậu môn và da hoặc giữa hậu môn và trực tràng. Điều này khiến dịch tiêu hóa có thể bị rò, rỉ mủ hoặc rỉ máu ra ngoài cơ thể, gây ra hiện tượng đi ỉa ra máu. 
Nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong của bệnh rò ống tiêu hóa là rất cao từ 10 – 20%. Phương pháp điều trị của bệnh là tiến hành phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.

3. Polyp trực tràng gây đi ỉa ra máu

Đi ỉa ra máu là biểu hiện của bện polyp hậu môn - trực tràng

Polyp trực tràng là tình trạng hình thành các khối u lồi lành tính hoặc ác tính ở ruột hoặc trực tràng. Các khối u này gây kích ứng, viêm và chảy máu khi đi đại tiện. Khi các khối u ngày càng phát triển cả về số lượng và kích thước có thể sẽ trở thành các khối u ác tính, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng.  

4. Đi ỉa ra máu do nứt kẽ hậu môn    

Nếu người bệnh có triệu chứng đi ỉa ra máu nhưng không nhiều, máu có màu đỏ nhạt kèm theo hiện tượng đau hậu môn khi đi đại tiện, chảy dịch thì khả năng cao là do nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn xuất hiện các vết rách do rặn mạnh khi đi đại tiện. Đa số, tình trạng này có thể tự khỏi sau vài tuần khi thay đổi lối sống sinh hoạt. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chuyển thành mãn tính, phải tiến hành phẫu thuật để điều trị dứt điểm.

5. Đi ỉa ra máu – dấu hiệu của ung thư trực tràng

60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng đều có dấu hiệu đi ỉa ra máu. Đây là triệu chứng điển hình và sớm của bệnh. Người bệnh đi ỉa ra máu với lượng máu khá ít và có màu đỏ tươi ẩn trong phân kèm theo các triệu chứng đau bụng, táo bón, chướng bụng, buồn nôn…Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do hậu quả của polyp trực tràng. Ở nữ giới, ung thư trực tràng là căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến thứ ba ở nước ta. Theo ước tính, đến năm 2020, số lượng người mắc ung thư trực tràng ở cả nam và nữ có thể lên tới 24 000 ca.

6. Ung thư dạ dày khiến người bệnh đi ỉa ra máu    

Bệnh nhân nếu có hiện tượng đi ỉa ra máu, phân màu đen thì có thể là dấu hiệu cảnh báo khả năng mắc ung thư dạ dày. Dấu hiệu này thường xuất hiện vào giai đoạn muôn, khi các khối u đã bị vỡ ra và hoại tử. Ung thư dạ dày thường xảy ra ở độ tuổi 40 trở lên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ung thư dạ dày đang có dấu hiệu trẻ hóa. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do môi trường và chế độ ăn uống không hợp lý. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

7. Viêm túi thừa làm bệnh nhân đi ỉa ra máu

Túi thừa là một túi nhỏ, phồng lên ở trong ống tiêu hóa. Túi có thể xuất hiện ở thực quản hoặc dạ dày, ruột non, ruột già…Phổ biến vẫn là ở ruột già. Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị nhiễm khuẩn, gây ra những cơn đau bụng dữ dội, sốt, buồn nôn và đi ỉa ra máu. Trong trường hợp nhẹ, viêm túi thừa có thể tự khỏi nếu được nghỉ ngơi cùng với chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nặng, cần có sự can thiệp của y khoa. 

8. Đi ỉa ra máu có thể do sa trực tràng

Sa trực tràng là bệnh thường gặp ở cả người già và trẻ nhỏ nhưng phổ biến vẫn ở người lớn tuổi. Người mắc bệnh sa trực tràng thường kèm theo triệu chứng đau bụng dưới. Sa trực tràng thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ ngoại khi đều có dấu hiệu lồi một khối thịt ra khỏi ngoài hậu môn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh cần được chữa trị kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật để tránh gây ra các biến chứng nặng nề.

Đi ỉa ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đi ỉa ra máu có thể có thể là triệu chứng bình thường do bệnh nhân bị táo bón, nên có thể không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh có hiện tượng đi ỉa ra máu kèm theo các triệu chứng dưới đây thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm:

  • Đi ỉa ra máu kéo dài, lượng máu ra nhiều
  • Đau bụng, phình bụng
  • Sốt cao, buồn nôn 
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sụt cân bất thường
  • Mất kiểm soát khi đi vệ sinh
  • Ấn nhẹ vào bụng thấy có các các khối cục nổi lên

Khi người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm cụ thể, tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị bệnh phù hợp.

Nên ăn gì để khắc phục tình trạng đi ỉa ra máu?

Ngoài việc đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị theo phác đồ phù hợp, muốn tình trạng này được chữa trị dứt điểm, người bệnh cần phải có sự thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Theo các chuyên gia, người bệnh nên có những thay đổi cụ thể sau đây:

  • Uống nhiều nướcUống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày là lời khuyên của tất cả các chuyên gia sức khỏe. Khi cơ thể bị mất nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm phân khô cứng, gây ra chứng táo bón, dẫn đến tình trạng đi ỉa ra máu. Đặc biệt, tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn với những người mắc bệnh lý trực tràng, polyp, viêm nhiễm hậu môn…
  • Ăn các thực phẩm giàu magie: Magie là chất khoáng đa lượng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, giúp thực hiện khả năng tiêu hóa của đại tràng được diễn ra trơn tru hơn.  Magie có nhiều trong các thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh và các ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch. Cụ thể có nhiều trong súp lơ xanh, rau dền, bí đỏ và quả hạnh nhân. Người bệnh nên bỏ sung các thực phẩm này trong mỗi bữa ăn để tăng cường lượng magie cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
  • Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C

Không chỉ các bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa mà với cả những người bình thường cũng luôn được khuyên bổ sung chất xơ và vitamin C cho cơ thể. Với người bệnh có hiện tượng đi ỉa ra máu lại cần bổ sung chất này hơn hết. Chất xơ và vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ có tác dụng nhuận trường và điều trị táo bón rất tốt. Người bệnh nên ăn các loại rau như: diếp cá, rau má, rau sam, rau cần…cùng với các loại của quả như: cà rốt, bơ, đu đủ, vừng đen, đậu đen…Để hỗ trợ điều trị tình trạng đi ỉa ra máu được tốt.

  • Các loại thực phẩm giàu Rutin: Rutin là một chất chống oxy hóa và tăng cường sức bền của tĩnh mạch rất tốt. Đây là chất mà các chuyên gia thường dùng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về tổn thương niêm mạc, những người bị suy yếu mạch máu và cả tình trạng đi ỉa ra máu. Rutin có nhiều trong nụ hoa hòe hoặc trong các thực phẩm như: lúa mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, rau diếp cá…
  • Không ăn các đồ ngọt, không ăn nhiều thịt và sử dụng các chất kích thích
  • Socola và sữa là những chất có có lượng đường cao, trong thịt có chứa một số sợi protein. Các chất này gây chậm quá trình tiêu hóa, chậm các cơn co thắt bắp nhu động ruột, gây ra hiện tượng táo bón, đi ngoài ra máu. Các chất kịch thích như: bia, rượu, cà phê và các đồ cay nóng làm cho phân khô hơn, giảm nhu động ruột gây ra chứng đi ỉa ra máu.

Bên cạnh việc có chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cũng cần có chế độ hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên ngồi hay đứng quá lâu, không nhịn đi vệ sinh, rặn mạnh hay ngồi quá lâu trong bồn cầu.

Lưu ý: Để có thể chữa trị tình trạng đi ỉa ra máu dứt điểm, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành khám xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề đi ỉa ra máu là biển hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng qua bài viết, người bệnh sẽ có những kiến thức hữu ích trong việc hỗ trợ và điều trị tình trạng đi ỉa ra máu được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.


 

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Đi ỉa ra máu là biểu hiện của rất nhiều bệnh lí nguy hiểm
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )