Đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào?

Ngày đăng:  22/10/2019 Lượt xem: 2893 Tham vấn: BS. Bác sĩ Tư Vấn

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào? Đi ngoài ra máu có sao không? Nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng này được gửi về cho các chuyên gia sức khỏe trong tuần qua. Thực tế, đi ngoài ra máu là hiện tượng không hiếm gặp nhưng rất ít người biết rằng ngoài chứng táo bón thông thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng nghe các chuyên gia lý giải về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu qua bài viết dưới đây.

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm nào?

Đi ngoài ra máu không đơn giản chỉ là biểu hiện của chứng táo bón, nóng trong người. Đây còn là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý hậu môn – trực tràng. Tùy vào từng bệnh lý gặp phải mà tình trạng đi ngoài ra máu và các triệu chứng kèm theo cũng khác nhau. Cụ thể, đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào, bạn đọc có thể tham khảo qua một số nguyên nhân sau:

1. Đi ngoài ra máu do mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất có thế đi ngoài ra máu

Thống kê của Hội Hậu môn Trực tràng học Việt Nam cho thấy có khoảng 50% nam nữ trong độ tuổi lao động mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân gây bệnh là do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn. Những người bị táo bón kéo dài, người thường xuyên phải ngồi, đứng quá lâu là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn hết.

Biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu. Ban đầu lượng máu rất nhỏ, chỉ dính một ít trong giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên, sau một thời gian máu sẽ chảy thành giọt hoặc phun thành tia, gây thiếu máu, vàng da, hoa mắt, chóng mặt cho người bệnh. Trĩ khi chuyển biến nặng khiến người bệnh đau rát hậu môn, khó ngồi hoặc nằm ngửa, các búi trĩ tại hậu môn cũng dần lộ rõ ra bên ngoài.

Những nguyên nhân gây bệnh trĩ phổ biến

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho vùng trực tràng – hậu môn như: viêm nhiễm hậu môn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch búi trĩ, sa nghẹt búi trĩ và ung thư đại trực tràng…đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

2. Đi ngoài ra máu do bệnh Polyp đại trực tràng

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh lý nào? Polyp đại trực tràng là tình trạng xuất hiện các khối u ở thành ruột hoặc trực tràng. Đa phần các khối u này là lành tính nhưng một số trường hợp ghi nhận polyp trực tràng chuyển thành ung thư ác tính. Polyp đại trực tràng là bệnh có tính chất di truyền. Vì vậy không có cách nào để phòng ngừa bệnh mà chỉ có thể đối phó sớm với bệnh qua việc tìm hiểu tiền sử bệnh lý của người thân.

Polyp đại trực tràng khó phát hiện sớm do bệnh không có nhiều biểu hiện bất thường. Chỉ đến khi các khối u này phát triển với số lượng và kích thước lớn, người bệnh mới bắt đầu xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, đau quặn bụng hoặc tắc ruột. Polyp trực tràng là nguyên nhân chiếm tới 90% các ca ung thư đại trực tràng hiện nay. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ ngăn chặn khả năng ung thư, bảo vệ tính mạng bản thân.

Đi ngoài ra máu cũng có thể do bị polyp hậu môn

3. Ung thư đại trực tràng gây ra tình trạng đi ngoài ra máu

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng dễ bị nhầm lẫn với trĩ do các triệu chứng gần giống nhau. Sau một thời gian, các biểu hiện của ung thư đại trực tràng sẽ rõ ràng hơn như:

  • Đi ngoài ra máu, đi ngoài không hết.
  • Táo bón, tiêu chảy đan xen.
  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng…

Với những người trên 50 tuổi, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, từ 40 tuổi trở đi, người bệnh nên tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện các khối u sớm, điều trị bệnh và bảo vệ tính mạng tốt.

4. Đi ngoài ra máu là triệu chứng của rò ống tiêu hóa

Rò ống tiêu hóa là tình trạng lưu thông bất thường giữa ống tiêu hóa và da. Hơn 75% nguyên nhân gây bệnh là do các biến chứng sau phẫu thuật. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, tiết mủ và dịch tiêu hóa ra bên ngoài. Ngoài ra, có thể kèm theo triệu chứng sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn…Hiện nay, điều trị rò hậu môn thường được tiến hành bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với dùng thuốc kháng sinh.

5. Nứt kẽ hậu môn gây đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh lý nào? Nhiều khả năng hiện tượng đi ngoài ra máu xuất phát từ bệnh lý nứt kẽ hậu môn. Bệnh thường bị nhầm lẫn với trĩ do đều gây đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, so với bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn thường gặp phải các biểu hiện sau:

  • Đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn khi đi đại tiện.
  • Ngứa ngáy, khó chịu tại vùng hậu môn.
  • Xuất hiện các kẽ nứt trên quanh hậu môn, đặc biệt là tại vùng nếp gấp.
  • Tại các kẽ nứt xuất hiện da thừa và các nốt nhú.
  • Nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị sớm sẽ gây thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn…Vì vậy, để biết đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh lý nào, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

6. Đi ngoài ra máu do mắc bệnh viêm túi thừa

Túi thừa thường phát triển tự nhiên ở bất kỳ vị trí nào trong ống tiêu hóa, đặc biệt là ở ruột già. Theo các chuyên gia nguyên nhân gây viêm túi thừa có thể là do áp lực trong đại tràng cao làm suy yếu thành của túi ruột. Những người ăn ít chất xơ, ít vận động thể lực, béo phì, hút thuốc là những người có nguy cơ cao bị viêm túi thừa.

Biểu hiện thường gặp của viêm túi thừa gồm:

Táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.

Đau bụng đột ngột phía bên trái, cơn đau tăng dần theo thời gian và kéo dài trong vài ngày.

Sốt, buồn nôn, nôn.

Khi túi thừa bị viêm nhiễm, vách túi thừa bị hủy hoại và vỡ ra khiến phân bị kẹt trong túi thừa lan toản ra ngoài vách đại tràng, tạo thành các túi mủ tại chỗ. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, gây tử vong cao nếu không được phẫu thuật sớm.

Đi ngoài ra máu cần phải làm gì?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu hiện tượng này có kèm theo một số các bất thường khác thì người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung cho cơ thể, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Tránh ăn các đồ cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
  • Tập thể dục hằng ngày với các bài tập nhẹ nhàng nhằm giúp máu lưu thông, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không đứng hay ngồi quá lâu dễ gây áp lực cho hậu môn.
  • Tập thói quen đi ngoài đều đặn, đúng giờ, không nhịn đi vệ sinh.
  • Không rặn mạnh khi đi đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu.
  • Không bê vác các vật nặng dễ gây áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn, dễ gây trĩ.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ đúng cách hằng ngày.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ cho phép để bảo vệ bản thân khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Để có thể giải đáp chính xác thắc mắc đi ngoài ra máu là biểu hiện của bệnh lý nào, người bệnh cần đi thăm khám nhanh chóng. Nếu cần được hỗ trợ tư vấn về bệnh, tìm kiếm cơ sở y tế uy tín, chi phí điều trị…hãy liên hệ vào hotline…Chúc bạn sức khỏe!

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Đi ngoài ra máu là biểu hiện của những bệnh lý nào?
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )