Nứt kẽ hậu môn là gi? Có biểu hiện bệnh như thế nào

Ngày đăng:  14/10/2019 Lượt xem: 3466 Tham vấn: BS. Bác Sĩ Chuyên Khoa

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Không chỉ khiến người gặp phải luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn, bệnh còn là nguyên nhân gây ra các biến chứng nan y khác nếu không được điều trị sớm. Nứt kẽ hậu môn là gì? Nứt kẽ hậu môn có biểu hiện như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo qua một số thông tin mà các chuyên gia chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng thường gặp. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện các vết loét ở niêm mạc da ống hậu môn, vùng nếp nhăn ở hậu môn bị nứt với kích thước khoảng 0,5 – 1cm. Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn luôn cảm thấy đau rát dữ dội vùng hậu môn, chảy máu âm ỉ, là những lúc đi đại tiện.Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, thống kê cho thấy số lượng nam giới trong độ tuổi trung niên thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Nứt kẽ hậu môn được chia làm 2 dạng là: nứt kẽ hậu môn cấp tính (mắc bệnh dưới 6 tuần) và nứt kẽ hậu môn mãn tính (bệnh kéo dài trên 6 tuần). Bệnh nếu được điều trị sớm sẽ rất dễ chữa khỏi. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, đặc biệt là kéo dài trên 12 tuần thì việc điều trị sẽ khó hơn rất nhiều.

Nứt kẽ hậu môn có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn, người bệnh sẽ có một số biểu hiện bất thường như sau:

Đau hậu môn, nóng rát hậu môn khi đi đại tiện hoặc cả đau âm ỉ cả ngày tùy vào tình trạng các vết nứt hậu môn.

Hậu môn đặc biệt tại vùng nếp nhăn xuất hiện các đường nứt với chiều dài khoảng từ 0,5 – 1cm. Gần các vết nứt này xuất hiện phần da thừa hoặc nhú hậu môn phì đại.

Ngứa ngáy, khó chịu ở lỗ hậu môn và các vùng da xung quanh. Tình trạng này càng trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh đi đại tiện.

Chảy máu khi đi đại tiện, máu có thể bám trong giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân với lượng máu nhỏ.

Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn luôn cảm thấy mệt mỏi, da xanh xao và sợ đi đại tiện.

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn khá giống với bệnh trĩ. Vì vậy, có nhiều người lầm tưởng về bệnh dẫn đến việc điều trị không đạt kết quả. Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nhằm giúp quá trình điều trị được đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chậm trễ điều trị bệnh, điều trị bệnh không triệt để, bệnh có thể gây ra nhiều nguy hại như:

Mất máu, thiếu máu trầm trọng: Máu thường chảy ra tại các kẽ nứt hậu môn máu. Ban đầu khi đi đại tiện, máu có bám một ít dính trong giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Sau một thời gian máu có thể phun thành tia gây thiếu máu trầm trọng.

Nhiễm trùng hậu môn: Việc hậu môn liên tục bị chảy máu, tiết dịch ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển. Vì vậy, khả năng nhiễm trùng hậu môn là rất cao nếu không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.

Nhiễm trùng máu: Hậu môn bị tổn thương dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, phá vỡ các tĩnh mạch và gây nhiễm trùng máu. Đây là một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Hoại tử hậu môn, rò hậu môn: Các vết nứt hậu môn nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét. Lâu ngày sẽ hình thành khối apxe hậu môn, lỗ rò hậu môn khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn.

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, an toàn

Hiện nay bệnh nứt kẽ hậu môn được điều trị bằng 2 phương pháp là sử dụng thuốc và thực hiện các can thiệp ngoại khoa. Tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc

Chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc là phương pháp chỉ định cho trường hợp mắc bệnh nhẹ, bệnh chỉ mới bắt đầu xuất hiện. Theo đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một số loại thuốc kháng sinh kết hợp với các loại thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn để nâng cao hiệu quả. Công dụng của các loại thuốc này là giảm sưng, chống viêm, hạn chế chảy dịch, giảm đau ngứa và làm chắc niêm mạc hậu môn. Ngoài ra, một số loại thuốc khắc phục tình trạng táo bón, nhuận tràng, thuốc giảm đau cũng sẽ được bác sĩ kê đơn.

Người điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng thuốc cần thực hiện nghiêm túc các quy định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thuốc. Bệnh nhân không tự ý mua thuốc, tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc kết hợp thêm với các phương pháp điều trị khác nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

2. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn là phương pháp được áp dụng khi bệnh đã có những chuyển biến nặng, các điều chỉnh về sinh hoạt và dùng thuốc không mang lại hiệu quả. Đây là phương pháp điều trị bệnh triệt để hiện nay. Bản chất của việc phẫu thuật điều trị bệnh là tạo ra một đường cắt trên cơ vòng hậu môn khiến chúng không thể co thắt được. Điều này sẽ khiến các vết nứt không bị tác động và lan rộng ra, từ đó có thời gian lành lại.

Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT là kỹ thuật điều trị nứt kẽ hậu môn bằng sóng cao tần. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần tác động trực tiếp lên các vết nứt để cắt bỏ vòng hậu môn và thực hiện tách mô. Đồng thời, kỹ thuật này còn giúp lưu thông máu, tái tạo các tế bào bị tổn thương và làm lành miệng các vết nứt ở hậu môn.
So với các phương pháp phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu mang lại nhiều ưu điểm vượt trội. Kỹ thuật cho độ chính xác cao, an toàn, ít đau, ít chảy máu và không gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.

3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn tại nhà

Để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn được hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, bên cạnh điều trị tại cơ sở y tế, người bệnh cần lưu ý một số các vấn đề tại nhà như sau:

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, magie để hạn chế tình trạng táo bón. Theo đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả và uống nhiều nước hằng ngày.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách hằng ngày. Tốt nên thay giấy vệ sinh thông thường bằng các loại khăn ướt, và lau nhẹ nhàng để tránh các vết nứt lan rộng ra.

Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác, không rặn mạnh khi đi đại tiện, không ngồi lâu trong bồn cầu.

Tránh căng thẳng, lo lắng, vận động mạnh khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Rửa hậu môn bằng nước ấm mỗi ngày để giảm đau và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

Thông báo với bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Nứt kẽ hậu môn là bệnh có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, hiểu rõ nứt kẽ hậu môn là gì, nứt kẽ hậu môn có biểu hiện như thế nào là cách để bảo vệ sức khỏe bản thân hiệu quả. Bạn đọc nếu có những thắc mắc liên quan, có thể liên hệ trực tiếp qua hotline…để được chuyên gia tư vấn cặn kẽ và nhanh chóng.
 

Đánh giá: 
  • Currently 8.5/10
Nứt kẽ hậu môn là gi? Có biểu hiện bệnh như thế nào
Điểm trung bình: 8.5 / 10 ( 9 lượt đánh giá )