Ngứa hậu môn có phải là bệnh không? Tại sao lại bị ngứa hậu môn?
Ngứa hậu môn là vấn đề mà không ít người gặp phải. Không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bất tiện trong giao tiếp, sinh hoạt mà nó còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ngứa hậu môn có phải là bệnh không? Tại sao lại bị ngứa hậu môn? Cùng xem câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe qua nội dung bài viết dưới đây.
Ngứa hậu môn có phải là bệnh không?
Nhiều người thắc mắc không biết ngứa hậu môn có phải là bệnh không? Trước hết, cần phải khẳng định ngứa hậu môn không phải là bệnh mà là một triệu chứng bất thường phát sinh tại hậu môn. Triệu chứng này gây ngứa hoặc ngứa dữ dội hậu môn đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Ngoài ra, có thể kèm theo tình trạng sưng đỏ, đau nhức, nóng rát ở vùng hậu môn.
Ngứa hậu môn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, những người từ 30 – 50 tuổi thường gặp phải vấn đề này nhiều hơn. Thăm khám tình trạng này kịp thời là cách có thể ngăn chặn, điều trị các bệnh lý nguy hiểm được hiệu quả.
Tại sao lại bị ngứa hậu môn?
Theo các chuyên gia, triệu chứng ngứa hậu môn có thể do cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý gây ra. Cụ thể:
Ngứa hậu môn do nguyên nhân sinh lý
Thói quen sinh hoạt, vệ sinh hậu môn không đúng cách cũng là lí do gây ngứa hậu môn. Một số yếu tố sinh lý thường gặp phải kể đến như:
Vệ sinh hậu môn kém
Hậu môn là nơi tiếp nhận lượng chất thải đã được xử lý và đưa ra ngoài cơ thể. Sau khi ra khỏi ống hậu môn, lượng chất thải sẽ tiếp xúc với vi khuẩn bên ngoài không khí và có mùi hôi rất khó chịu. Vì vậy, vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh sẽ hạn chế tình trạng vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập và tích tụ vào bên trong gây viêm nhiễm và kích ứng.
Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu trả lời cho thắc mắc tại sao lại bị ngứa hậu môn.
Độ ẩm hậu môn cao
Tuyến mồ hôi ở mỗi người hoạt động khác nhau. Ở một số người, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nên độ ẩm cơ thể và vùng hậu môn sẽ cao hơn. Hậu môn không được khô thoáng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây ngứa ngáy khó chịu.
Chà xát hậu môn mạnh
Chà xát mạnh hậu môn cũng là nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Ngoài ra, giấy vệ sinh không đảm bảo hoặc dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh cũng có thể làm hậu môn bị tổn thương và ngứa rát.
Dị ứng thực phẩm
Tại sao lại bị ngứa hậu môn? Nhiều trường hợp bị ngứa hậu môn do bị dị ứng với đồ ăn. Một số đồ ăn có thể gây dị ứng, ngứa rát hậu môn như các đồ cay nóng, đồ hải sản, đồ tanh hoặc các chất kích thích…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc giảm đau, an thần có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy cho người bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra triệu chứng ngứa hậu môn.
Ngứa hậu môn do yếu tố bệnh lý
Tại sao lại bị ngứa hậu môn? Ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên chủ quan khi gặp triệu chứng này.
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Bị tiêu chảy khiến người bệnh thường xuyên đi đại tiện nhiều lần làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Ngoài ra, việc đi ngoài phân lỏng dễ khiến phân bám vào quanh hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Điều này sẽ gây viêm nhiễm ngứa ngáy và các bệnh lý đường hậu môn khác. Vì vậy, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn và chữa bệnh tiêu chảy nhanh chóng để chấm dứt triệu chứng ngứa hậu môn.
Bệnh viêm nhiễm hậu môn
Nếu bệnh nhân bị ngứa hậu môn, đau bụng trái, đi tiểu nhiều lần thì khả năng cao là đang mắc bệnh viêm nhiễm hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do rối loạn hệ tiêu hóa hoặc do ký sinh trùng, nấm tấn công vào hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Bệnh trĩ
Tại sao lại bị ngứa hậu môn cũng có thể là do bệnh trĩ gây ra. Đây là bệnh lý hậu môn phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra do các sự căng dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch tại hậu môn làm mất khả năng đàn hồi và hình thành các búi trĩ. Việc các búi trĩ thường xuyên tiết ra dịch nhầy ở hậu môn là điều kiện để vi khuẩn được hình thành và xâm nhập vào bên trong cơ thể. Không chỉ làm ngứa hậu môn, bệnh trĩ còn gây ra tình trạng chảy máu, đau rát hậu môn khi đại tiện và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngứa hậu môn do giun kim
Giun kim là nguyên nhân gây ngứa hậu môn ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em. Giun kim khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn và ngứa hậu môn. Đặc biệt, triệu chứng này càng trở nên rõ rệt hơn vào buổi tối. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, giun kim còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với đất, cát, những nơi bụi bẩn, không ăn các đồ tươi sống…là cách hạn chế sự xâm nhập của giun kim vào trong cơ thể.
Nứt kẽ hậu môn
Tình trạng táo bón kéo dài là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. Lượng phân khô cứng với kích thước lớn khi đi qua ống hậu môn sẽ làm căng giãn và nứt kẻ hậu môn. Các vết nứt này sẽ là chố ẩn nấp thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, các chất độc hại phát triển và gây bệnh. Không chỉ gây ngứa hậu môn, bệnh còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện.
Rò hậu môn
Tại sao lại bị ngứa hậu môn? Nguyên nhân có thể do mắc bệnh rò hậu môn. Dịch mủ tiết ra khi bị rò hậu môn kết hợp với độ ẩm cao tại đây khiến cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có cơ hội phát triển. Điều này sẽ gây viêm nhiễm hậu môn, viêm nhiễm đường tiêu hóa và là yếu tố dẫn đến triệu chứng ngứa hậu môn thường gặp.
Cách chữa ngứa hậu môn nhanh chóng, hiệu quả
Để chấm dứt tình trạng ngứa hậu môn nhanh chóng, hiệu quả, trước hết cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này là gì. Theo các chuyên gia, nếu ngứa hậu môn do các bệnh lý gây ra thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra mức độ bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhân bị ngứa hậu môn do các yếu tố sinh lý thì chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh là có thể ngăn chặn tình trạng này.
Bỏ qua trường hợp mắc các bệnh lý nghiêm trọng cần phải thực hiện các thủ thuật can thiệp. Bài viết dưới đây chỉ đưa ra cách chữa ngứa hậu môn do các yếu tố sinh lý gây ra. Bạn đọc có thể tham khảo qua 2 cách chữa sau đây:
1. Chữa ngứa hậu môn bằng thuốc bôi đặc trị
Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc bôi phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng như thuốc kháng nấm, thuốc mỡ có tác dụng giảm ngứa, chống sưng viêm và tái tạo lớp màng bảo vệ da khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi sử dụng các loại thuốc đặc trị này, bệnh nhân cần tuân thủ các quy định của bác sĩ về liều lượng dùng thuốc, cách dùng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
2. Chữa ngứa hậu môn bằng phương pháp dân gian
Dùng tỏi để chữa ngứa hậu môn là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Theo nghiên cứu, tỏi có chứa Allicin, một chất được coi là loại kháng sinh tự nhiên, có thể ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Bạn có thể dùng tỏi theo 3 cách sau đây để chữa ngứa hậu môn:
Ăn tỏi sống: Nhai 3 – 4 tép tỏi mỗi ngày.
Uống nước ép tỏi: Ép khoảng 3 – 4 tép tỏi và uống ngày 1 lần.
Thoa rượu tỏi: Rửa sạch hậu môn và thoa rượu tỏi 2 lần/ngày.
Những lưu ý sau khi bị ngứa hậu môn
Bên cạnh việc điều trị, để tình trạng ngứa hậu môn được chấm dứt nhanh chóng, người bệnh phải cần tuân thủ các quy định sau đây:
Không dùng tay hoặc các vật dụng khác để gãi hậu môn dễ gây viêm loét, nhiễm trùng.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, magie…làm nhuận trường, hỗ trợ tiêu hóa.
Không ăn các đồ ăn cay nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích…
Tập thể dục điều độ hằng ngày, ngủ sớm để tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn tình trạng táo bón, tiêu chảy kéo dài.
Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần.
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, bộ phận sinh dục hằng ngày.
Giữ hậu môn được khô thoáng, không mặc đồ bó sát dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây bệnh phát triển.
Khám sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Ngứa hậu môn có phải là bệnh không, tại sao lại bị ngứa hậu môn? Thắc mắc này sẽ không là nỗi lo lắng của nhiều người nếu được phòng tránh và điều trị đúng cách. Bên cạnh duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh hãy tiến hành khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để bảo vệ tốt sức khỏe của mình và những người thân yêu bên cạnh.
Bạn cần tư vấn về tình trạng bệnh của mình, hãy để lại tin nhắn. Các trường bắt buộc được đánh dấu *